Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Nước mắt trước cơn mưa...(hay những điềm chẳng lành trên các tạp chí miền Nam cuối cùng)


 Người dân di chuyển khỏi vùng chiến sự có mặt tại sân bay ở Nha Trang, Việt Nam, trong ngày 27/3/1975 (http://thoibao.today/paper/nhung-ngay-cuoi-cung-cua-sai-gon-1975-qua-con-mat-phong-vien-anh-ap-63106)

“Cuối tháng giêng 1975, một đàn ong đông đảo bất thường chợt bay xuống Sài Gòn. Đàn ong đậu trên hai tòa cao ốc làm mọi người trong nhà sợ hãi chạy ra. Sau đó vài người bạo dạn quay lại tính xông khói đuổi ong đi.

Lúc ấy, có người bàn: Biết đâu đàn ong chẳng đến báo trước một điềm gì? Nhiều thầy tiên tri từng bảo: Số mệnh dân Việt Nam chẳng bao lâu cũng không khác đàn ong lũ kiến. Quả báo, mình đối với chúng thế nào, lượt mình cũng thế.

“Điềm trời”, lời bàn được mọi người mau chóng tin theo. Không ai đốt khói xua ong nữa. Dân chũng lũ lượt kéo đến, kinh ngạc nhìn. Không ai bước vào tòa cao ốc. Nhưng rồi chỉ một ngày sau đàn ong rời đi. Chúng bay túa về hướng đông nam, phía Vũng Tàu và biển Nam Hải. Df chẳng ai xác quyết được lời tiên đoán, nhưng hơn bao giờ hết. người ta đâm lo âu thắc mắc cho tương lai.

Vài ngày sau khi đàn ong rời Sài Gòn, lại một đàn lũ bất thường nữa xuất hiện, gần Phan Rang. Hướng Tây Bắc Sài Gòn. Lần này một đạo quân sâu rầy cực kỳ đông đảo chẳng rõ đâu ra, lúc nhúc di chuyển về hướng tây nam, che kín các mặt đường, cánh đồng. Lúc đầu, xe hơi, xe đạp chỉ giản dị cán lên chạy, bộ hành dẵm lên đi. Có sao, dẫu hơi phiền một chút. Nhưng một lần nữa, các nhà bói toán huyền bí thận trọng bảo:”lại điềm trời, chẳng chóng thì chầy,mình có khác gì bầy sâu,đám bọ”. Họ cảnh cáo:” Đừng hại chúng, mình đối với chúng thế nào, lượt mình cũng bị như thế…”

“Nước mắt trước cơn mưa”…đã bắt đầu thành hình như thế …
Để rồi chỉ không lâu sau đó, cơn đại hồng thuỷ cuốn trôi tất cả, kéo theo những ngọn lửa bùng cháy quê hương…và từ đó, thế giới xuất hiện danh từ thuyền-nhân…

Nhìn lại một vài tờ báo văn chương / văn nghệ vào tháng tư năm ấy…trước cơn hồng thuỷ, những điềm xấu, những lỗi typo tưởng chừng là một vô tình vu vơ…cũng khiến cho những độc giả sau này nhìn lại, rùng mình, và tin vào cái gọi là định mệnh, tinh vào cái “it happens for a reason”…

Như tuần báo TUỔI NGỌC, khi chuyển thành bán nguyệt san, ra ngày 5 và 20 hàng tháng, khi chuẩn bị cho số lên Đệ Ngũ Chu Niên – tức TUỔI NGỌC 158 (“sẽ” ra vào ngày 20/4/1975) nhưng trong 1 cột nhỏ rao tin ở vài số trước đó, toà soạn đã nhắn gửi “CHUẨN BỊ NỤ CƯỜI VÀ NƯỚC MẮT CHO KỶ NIỆM NĂM THỨ NĂM – SỐ 157 – PHÁT HÀNH NGÀY 20/4/1975)
(lẽ ra phải là số 158)

IMG_2439


…Và như đã nói trong entry kỷ niệm 20 năm ngày mất của DUYÊN ANH, số “cuối cùng” đã trở thành số 157, và số cuối định mệnh này cũng kết thúc bằng 2 bài viết như một dự báo sầu đau (nhưng cũng rất nhẹ nhàng như TUỔI NGỌC vẫn thế) : ĐÂU PHẢI CÁI GÌ CŨNG MONG MANH &....
RẤT DỊU DÀNG TA ĐÃ KHÓC…

http://huyvespa.blogspot.com/2017/02/nguoi-con-gai-ngoi-oi-mot-chuyen-tau-ve.html 

Những trường hợp dự báo khác…
Như những lời mở đầu như tiên tri của Nguyễn Đông Ngạc – Nói như nhà văn VIÊN LINH trong một bài ngắn viết về kỷ niệm với NGUYỄN ĐÔNG NGẠC đã đặt ra câu hỏi trong “Tròn 40 năm (1973-2013) một tác phẩm tiên tri
“Sao anh lại có thể cả quyết đến thế nếu anh không nhìn thấy trước, trong tâm tưởng? Thực tế bùng vỡ chỉ hơn một năm sau, Miền Nam mất, những cuộc sống cũ đã mất, và những cuộc sống sắp đến đã đến.” (VL)
“Ðây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành cho quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho tự do và những giá trị nhân bản. Những người của phần đất bên này dòng Bến Hải.”
Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống ‘đã mất’ hay ‘sắp đến’ của chính mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.” (Nguyễn Đông Ngạc trong lời bạt tập truyện)

Hay những dự báo rùng mình khi VĂN số cuối cùng (ra ngày 26/3/1975 là chủ đề…VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI)
Trong những số cuồi cùng, đáng chú ý là những bài dạng NHẬT KÝ của MAI THẢO , những “kỷ niệm” rời, những “dấu ấn” hiu hắt “buồn vào hồn không tên” kéo dài từ Tết đến những ngày “gần cuối”, một phong cách rất mai-thảo …

Số cuối cùng, trang cuối, giới thiệu những tập sách sẽ ra mắt, với dự án NHẬT KÝ MAI THẢO - Quyển sách dang dở và sau này, một cách nào đó, được nối tiếp bằng SỔ TAY MAI THẢO trên VĂN hải ngoại

(sẵn đây tôi cũng đang tìm các số VĂN hải ngoại - nếu các anh/ chị/ bạn...có và có thể nhượng lại xin mail cho tôi về huyvespa@gmail.com. Thanks !!!)



IMG_3418


SỐ VĂN CUỐI CÙNG 26/3/1975
https://indomemoires.hypotheses.org/24195

TẠP CHÍ VĂN (1964-1975) – NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG : UN PANORAMA DES IDÉES LITTÉRAIRES ET PHILOSOPHIQUES AU SUD VIÊT-NAM



IMG_2502 IMG_2441

IMG_2519

SỐ VĂN XUÂN CUỐI CÙNG IMG_2490 IMG_2491 IMG_2493 IMG_2494 IMG_2495 IMG_2496 IMG_2497 IMG_2498 IMG_2499 IMG_2500 IMG_2501




IMG_2480 IMG_2481 IMG_2482 IMG_2483 IMG_2484\ IMG_2485 IMG_2486 IMG_2487\ IMG_2488 IMG_2489  
Tạp chí NHÀ VĂN 3 số đầu tiên cũng là 3 số cuối cùng http://huyvespa.blogspot.com/2015/04/3-so-nguyet-san-nha-van-au-tien-va-cung.html

20 nhà văn miền Nam trong ‘họp mặt’ chót ngày 15.4.1975
(nhà văn Viên Linh cũng nói về 1 dự báo chẳng lành trong số cuối cùng của THỜI TẬP : “Có một điều, bây giờ đọc lại, người viết lấy làm kỳ. Thay vì viết Cao nguyên-Trung Việt, như nhóm chữ miền Nam vẫn dùng, không hiểu vì lẽ gì mấy chữ ấy lại biến thành Tây nguyên… lối nói của miền Bắc. Âu cũng là một cái điềm rớt.”)

Những tờ báo cũ miền  Nam




DỨT BÃO BẮT ĐẦU NƯỚC MẮT (TRẦM TỬ THIÊNG)


commercial cleaning broward
commercial cleaning broward

Mọi người có thể access những entry cũ bằng cách nhấn vào những bullet bên cột Trong Thinh Lặng Đó bên tay phải của blog

Không có nhận xét nào: